Quy định ghi tem nhãn hàng hóa

Để biết được nguồn gốc, xuất xứ và loại sản phẩm được bày bán, lưu hành trên thị trường. Pháp luật đã đưa ra những quy định ghi tem nhãn rõ ràng.

quy định ghi tem nhãn  

Quy định về ghi nhãn mác

Vậy những quy định đó là gì? Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết bên dưới.

1. Quy định ghi tem nhãn hàng hóa.

Theo quy định số 89/2006/NĐ-CP của Chính Phủ về Tem nhãn hàng hóa:

Các hàng hóa không bắt buộc phải ghi nhãn hiệu bao gồm:

– Hàng hoá là các thực phẩm tươi, sống, thực phẩm chế biến không có bao bì, được bán trực tiếp cho người tiêu dùng;

– Hàng hoá là nhiên liệu, nguyên liệu, vật liệu xây dựng, phế liệu không có bao bì và bán trực tiếp cho người tiêu dùng.

Trường hợp cá nhân, tổ chức nước ngoài nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam. Yêu cầu phải ghi nhãn hàng hoá theo hợp đồng mua bán. Đồng thời chịu trách nhiệm về yêu cầu này, không làm sai lệch bản chất của hàng hoá, không vi phạm pháp luật của Việt Nam và nước nhập khẩu.

Từng loại hàng hóa sẽ có quy định về vị trí gắn nhãn khác nhau, cụ thể:

 – Nhãn phải được gắn trên hàng hoá, bao bì ở vị trí dễ dàng quan sát, nhận biết mà không phải tháo rời các phần của hàng hoá.

Quy định về ghi nhãn mác

– Trường hợp không được hoặc không thể mở bao bì ngoài thì nhãn dán bên ngoài phải trình bày đầy đủ nội dung bắt buộc.

– Trường hợp không thể ghi tất cả nội dung bắt buộc trên tem nhãn thì:

+ Các nội dung bao gồm: tên hàng hoá, cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm, định lượng, ngày sản xuất, hạn sử dụng, xuất xứ phải được ghi trên nhãn.

+ Những nội dung bắt buộc khác phải được ghi trong tài liệu kèm theo trong hàng hoá. Và trên nhãn mác phải chỉ ra được nơi có các nội dung đó.

2. Quy định về màu sắc trên nhãn hàng hoá.

Màu sắc của chữ, số, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu, ký hiệu ghi trên nhãn phải rõ ràng. Đối với những nội dung bắt buộc thì chữ, số phải có màu tương phản với màu của nền nhãn hàng hoá.

3. Quy định về ngôn ngữ của tem nhãn.

Quy định về ghi nhãn mác

– Những nội dung bắt buộc được ghi trên nhãn hàng hoá phải bằng tiếng Việt. Trừ trường hợp quy định tại khoản 4 của Điều này.

– Nôi dung tem nhãn của hàng hoá được sản xuất và lưu thông trong nước có thể được ghi bằng ngôn ngữ khác. Nội dung đó phải tương ứng với nội dung tiếng Việt. Kích thước chữ không được lớn hơn chữ của nội dung tiếng Việt.

 – Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa có đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì buộc phải có nhãn phụ và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hoá. Nội dung tiếng Việt phải tương ứng với ghi trên nhãn gốc.

4. Quy định về trách nhiệm khi ghi tem nhãn.

Nội dung trên nhãn hàng hoá kể cả nhãn phụ phải đảm bảo tính trung thực, rõ ràng, chính xác, phản ánh đúng bản chất của hàng hoá.

– Hàng hoá được sản xuất, lắp ráp, chế biến, đóng gói tại Việt Nam để lưu thông trong nước thì tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hoá phải chịu trách nhiệm về việc ghi nhãn.

quy định ghi tem nhãn

Quy định ghi tem nhãn hàng hóa

– Với hàng hoá được sản xuất, chế biến tại Việt Nam đem xuất khẩu thì tổ chức, cá nhân xuất khẩu phải chịu trách nhiệm ghi nhãn.

– Trong trường hợp hàng hoá không xuất khẩu được mà trở lại lưu thông trong nước thì quy định tổ chức, cá nhân đưa hàng hoá ra lưu thông phải ghi nhãn.

Với chia sẻ ở trên, chúng tôi hy vọng bạn có thể nắm được một vài quy định ghi tem nhãn cho sản phẩm, dịch vụ của mình.

Các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu in ấn nhãn mác, hãy liên hệ với Đồng Gia Phát  để được tư vấn, hỗ trợ cu thể.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH IN ẤN ĐỒNG GIA PHÁT

? ĐỊA CHỈ: 252/37C Phan Anh, Phường Hiệp Tân, Quận Tân Phú

? HOTLINE : 0909013298 (MR KHOA)

? EMAIL : inandonggiaphat@gmail.com

TÌM HIỂU THÊM:

> Lợi ích của in tem nhãn

> In tem nhãn bằng giấy couche

> 7 lưu ý để in tem nhãn đẹp

> Giấy in tem nhãn khác nhau nhưu thế nào?

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *